Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, việc tối ưu hóa hoạt động logistic trở thành yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp công nông nghiệp nâng cao năng suất và sức cạnh tranh. Logistics là cầu nối trung chuyển hàng hóa không chỉ trong nước mà còn quốc tế, phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo sản phẩm giao đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Vậy nên, việc lên kế hoạch triển khai chiến lược logistic toàn diện là vô cùng cần thiết, trong đó Sales là yếu tố quyết định. Để nắm bắt rõ hơn, Sunmoon sẽ cung cấp những tư vấn cụ thể và chi tiết giúp các doanh nghiệp trong ngành công nông nghiệp tối ưu hóa hoạt động logistic, từ đó gia tăng hiệu quả kinh doanh và đạt được mục tiêu chiến lược.
Nghiên cứu, phân tích thị trường logistic.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã trở thành cơ hội để các doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng kho vận hiện đại nhằm phát triển chuỗi cung ứng để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu và phân tích thị trường logistic là bước quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và xu hướng thị trường. Để làm được điều đó, trước tiên cần khảo sát nhu cầu thị trường và đánh giá đối thủ cạnh tranh để tìm ra cơ hội và thách thức. Khảo sát và phân tích hành vi khách hàng để điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp. Doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu các chính sách và quy định của chính phủ liên quan đến vận chuyển và lưu kho để đảm bảo thực hiện đúng theo pháp luật.
Lập kế hoạch chuỗi cung ứng.
Doanh nghiệp cần xác định điểm mạnh, điểm yếu để thiết lập các mục tiêu cụ thể bao gồm giảm chi phí, tối ưu thời gian giao hàng và chất lượng dịch vụ. Các mục tiêu này cần phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động bán hàng, giúp định hướng cho các hoạt động logistic. Để đạt được mục tiêu đó, cần đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng kho bãi hiện đại, phối hợp chặt chẽ với bộ phận Sales để đảm bảo hàng hóa luôn sẵn có khi cần. Xây dựng chiến lược vận chuyển với những phương thức tối ưu (đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không) dựa trên loại hàng hóa, khoảng cách và chi phí. Đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng do bộ phận Sales đề xuất. Lên kế hoạch ứng dụng công nghệ và tự động hóa để tăng hiệu suất công việc, giúp đội ngũ bán hàng có thông tin chính xác về tình trạng hàng hóa và thời gian giao hàng, từ đó tăng cường hiệu quả bán hàng và sự hài lòng của khách hàng.
Xác định ngân sách, thực hiện kế hoạch chuỗi cung ứng.
Sau khi lập kế hoạch xong, doanh nghiệp cần xác định được những khoản kinh phí cần thiết nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các hoạt động logistic. Ở giai đoạn này, cần ước tính được chi phí cho các hạng mục như: vận chuyển, lưu kho, nhân lực, công nghệ,… từ đó phân bổ ngân sách hợp lý cho từng hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Tiến hành triển khai những công việc trong kế hoạch chuỗi cung ứng theo đúng lộ trình.
Theo dõi và đánh giá việc thực hiện.
Theo dõi sát sao tiến độ thực hiện để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. Phân tích những chỉ số đạt được để đánh giá hiệu quả của các chiến lược, xem xét kết quả có được như kỳ vọng ban đầu không, từ đó rút ra bài học và cải tiến cho các giai đoạn triển khai tiếp theo.
Xây dựng mối quan hệ với đối tác chiến lược.
Để tồn tại và phát triển vững mạnh trong thương mại công nông nghiệp logistic, các doanh nghiệp cần tạo dựng mối quan hệ vững chắc với đối tác chiến lược nhằm có cơ hội mở rộng mạng lưới và tối ưu hóa các hoạt động logistic. Đảm bảo cam kết hợp tác lâu dài giữa hai bên trong việc cung cấp, tiếp nhận dịch vụ vận chuyển, lưu kho và quản lý hàng hóa. Đồng thời, có thể cùng nhau phát triển các giải pháp và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả và linh hoạt.
Phát triển đồng bộ hệ thống logistics.
Tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống logistics để tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng. Đảm bảo tính liên kết và hiệu quả giữa các hoạt động từ sản xuất đến giao hàng. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian xử lý hàng hóa, đảm bảo chất lượng hàng hóa công nông nghiệp luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, cần chú trọng vào việc đồng bộ hóa các chính sách vận chuyển, lưu kho và xử lý hàng hóa một cách chặt chẽ và hiệu quả nhằm tuân thủ các quy định pháp luật và mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Hiện nay, thị trường logistic đang phải đối mặt với tình trạng nguồn nhân lực còn thiếu, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Vì vậy việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là cách để nâng cao năng lực và hiệu quả của đội ngũ logistic. Doanh nghiệp cần thực hiện những chiến lược để gắn kết các bộ phận, phòng ban để tạo cơ hội cho nhân sự gặp gỡ, giao lưu, hỗ trợ lẫn nhau góp phần đóng góp vào lợi ích chung. Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, công nghệ và kỹ năng mềm để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Đặc biệt, hãy chú trọng vào đội ngũ Sales để nâng cao hiệu quả bán hàng nhằm phát triển tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Bài viết đã cung cấp những tư vấn hữu ích về thương mại công nông nghiệp logistic để các doanh nghiệp có định hướng rõ ràng trong việc gia tăng các giải pháp chuỗi cung ứng thông minh, hiệu quả. Mong rằng các doanh nghiệp xây dựng được hệ thống kết nối chuỗi cung ứng toàn diện, nâng cao sự linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường. Sunmoon kính chúc quý doanh nghiệp ngày càng phát triển và gia tăng vị thế trên thị trường quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.